Phan Quang

-

Đuổi Chim

2011

In kỹ thuật số trên giấy, dán lên nhôm

90 x 150 cm Phiên bản 5/5

Tác phẩm Đuổi Chim đã có mặt trong triển lãm cá nhân Không gian / Giới hạn. Triển lãm quan tâm tới những tập quán, kì vọng và khát khao trong xã hội đương thời. Phan Quang bị thu hút bởi tính kiên cường, kiến thức và kỹ năng của tầng lớp lao động, đặc biệt là cộng đồng làm nông ở Bảo Lộc mà anh tiếp tục sống và làm việc cùng. Thông qua phương tiện và sử dụng mum, một loại tre mà anh thấy như một tham chiếu nghệ thuật mang tính ẩn dụ và lịch sử. Ở Châu Á, mum là một vật liệu có độ bền vững chắc được sử dụng trong xây dựng xây dựng, đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ. Nó cũng được dùng để đan làm lồng chứa, điển hình là chuồng gà, và thường thấy ở cả góc phố thành thị và nông thôn. Những cấu trúc như vậy, mà Phan Quang gọi là ‘ngôi nhà di động,’ có ảnh hưởng đáng kể trong triển lãm này. Gồm nhiếp ảnh, điêu khắc và sắp đặt, Phan Quang, dùng nhiếp ảnh và các chất liệu khác, đã tái hiện biểu tượng này như một ngôi nhà và một giới hạn.

Phan Quang cho biết, “Ý tưởng về ‘giới hạn’ của tôi là câu chuyện của một cá nhân, xem xét những giới hạn mà tôi đã đặt ra cho bản thân trong thói quen và hành vi hàng ngày của mình. Làm thế nào tôi có thể cải thiện những giới hạn này để có thể sống một cuộc sống tốt hơn? Đối với cuộc triển lãm này, tôi đã tạo ra những chiếc lồng tre trông tương tự như những chiếc lồng dành cho chim và gia cầm. Những đồ vật như vậy là một phép ẩn dụ để tôi thách thức sự hiểu biết về không gian cá nhân của tôi, ngôi nhà của tôi, nơi tôi thuộc về và cảm thấy tự tin nhất. Loại cấu trúc này tôi dùng để chỉ cái tôi xã hội của chính tôi, một cái tôi bị ảnh hưởng và tác động bởi các phương tiện truyền thông đại chúng, lòng tham vật chất, những huyền thoại, ảo tưởng và giấc mơ trong tâm trí tôi, trong đối thoại với cộng đồng mà tôi đang sống và làm việc, với những nơi tôi thăm và các nghi lễ xã hội khác nhau mà tôi tiếp tục lặp lại. Tôi muốn đánh thức nhận thức về bản thân và cách tôi giao tiếp với thế giới, có lẽ những cái lồng xung quanh tôi có thể được dỡ bỏ và trở thành vật liệu xốp rỗng dễ dàng vượt qua.”

(Phần mô tả của Sàn Art)