Lê Phi Long

-

Săn bắn như một ẩn dụ chính trị no.2 #7

2020 - 2021

Mực, vàng lá, màu trên giấy

29.7 x 42 cm

Serie tranh ‘Săn bắn như một ẩn dụ chính trị no.2’ thuộc dự án Đông Dương Lãng Du từ năm 2016 của Lê Phi Long. Bộ tranh tập hợp các tài liệu tại Đà Lạt và khu vực Tây Nguyên sau đó tìm hiểu mở rộng đến Pháp. Bộ tranh  này bàn luận tập trung vào nửa cuối thế  kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 và các kế hoạch chính trị thông qua ẩn dụ từ chuyện săn bắn. Long nhắc đến cựu hoàng Bảo Đại là Quốc trưởng của Hoàng-Triều Cương-Thổ năm 1949-1955, là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, Việt Nam. Ông được đào tạo “nghề làm vua” từ Pháp, một con người hào hoa mê thích thể thao, săn bắn giỏi. Trong diễn biến thế chiến thứ II, Sự loay hoay của nước Pháp với kế  hoạch hồi phục đế chế Đông Dương vốn rất toàn diện cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. “John Mackenzie đã gợi ý rằng việc săn bắn thú lớn ở vùng thuộc địa trên hết là một cách thể hiện quyền lực, thể hiện sự truyền đạt giá trị, nam tính, đẳng cấp, và tinh hoa chủ nghĩa”. Ông cho rằng việc săn bắn thấm đẫm chất anh hùng, mang vẻ đẹp kỳ lạ và sự phiêu lưu.Tuy vậy, có lúc đã quá tàn bạo. Năm 1928, Ủy ban Quốc gia bản vệ Động vật hoang dã Thuộc Địa (Comité national pour; la protection de la faune coloniale) và Bảo tàng lịch sử tự nhiên (Muséum national d’Histoire naturelle) thông qua bộ luật săn bắn nghiêm ngặt để bảo vệ những con thú ở Tây Nguyên, Việt Nam.

Giống như một công việc tháo gỡ, nối ráp và sự kiện hoá các tình huống; Long vẽ lại các postcard cũ, các minh hoạ từ cẩm nang săn bắn, hình tư liệu sưu tập. Các hộp sọ, mẫu xương, tiêu bản trở tại phân viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt trở nên hấp dẫn và nhắc gợi anh đến tiêu đề “Săn bắn như ẩn dụ của quyền lực chính trị”, trong nghiên cứu của Eric Jenning. Xương trong tiếng Hán Việt là “Cốt”, trong từ “cốt lõi” là kim chỉ nam duy trì hình thái của các bức tranh tương đối rỏ ràng. Công việc làm với bút mực, trên nền giấy kỹ thuật, dát vàng lá, màu nước được thực hiện rất tỉ mẩn và chi tiết trong như những cuộc phẫu thuật – xét lại. Trên nền tranh, sử dụng những trích đoạn của các bản quy hoạch, bản vẽ kết cấu kiến trúc các công trình thuộc địa, Artdeco ở Pháp. Long muốn cơ cấu lại và tham vọng sự kiện hoá, để mỗi bức tranh mang được chiều không gian và sức cường thông tin sâu rộng.

100 năm, rất mới và kỳ thú. Câu chuyện săn bắn, âm mưu chính trị đổi thân phận đặc biệt của vùng thượng ngàn Đà Lạt từ khởi đầu là một trung tâm nghỉ dưỡng, dần trở thành  một vùng chính trị, quân sự, một trung tâm học thuật và tôn giáo với quá nhiều tham vọng những năm 1950. Luận về vấn đề trên; “Nếu săn bắn là phép ẩn dụ của ách đô hộ thực dân hoặc sự tái diễn một cuộc chinh phục, thế thì đúng là một chuyện nhạo báng hoặc hồ nghi về trò chơi này cũng sẽ làm xói mòn sự thống  trị đó. “Đó là ý chính trong bài bình luận đáng chú ý của Nguyễn Phan Long trên tờ báo của ông vào năm 1932, L’Echo Annamite (Tiếng vọng An Nam).

Long muốn tạo ra các dấu vết cụ thể và trực diện từ bề mặt tranh qua đó, anh và khán giả tìm kiếm mối quan tâm và các thảo luận nối dài hơn trong đề tài này.

(Văn bản của nghệ sĩ)