CHẲNG CÒN, CHƯA TỚI
Xem catalogue bằng đường dẫn bên dưới
Chương #1
Chương #2
Nguyễn Art Foundation tự hào giới thiệu bộ sưu tập với chủ đề Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh. Bộ sưu tập trưng bày những tác phẩm ký hoạ chiến tranh và những tác phẩm nghệ thuật đương đại. Đây là buổi trưng bày đầu tiên tại hai không gian nghệ thuật, đánh dấu bước khởi đầu trong việc kết hợp giữa Nguyễn Art Foundation và hệ thống Trường song ngữ Quốc tế EMASI.
Giám tuyển bởi Gridthiya Gaweewong và các em học sinh Trường Quốc tế Renaissance, Trường song ngữ Quốc tế EMASI Nam Long và EMASI Vạn Phúc, Nguyễn Art Foundation mong muốn thông qua công tác giám tuyển và cách thức chuẩn bị một buổi trưng bày có thể lôi cuốn sự tham gia của các em học sinh, để các em có thể am hiểu hơn về nghệ thuật, qua đó trau dồi cho các em thêm những kiến thức về lịch sử Việt Nam trong bối cảnh xã hội và chính trị nước nhà.
Tên chủ đề được lấy cảm hứng từ chính các em học sinh trường EMASI, thế hệ tương lai đang dành nhiều tình cảm cho lịch sử, chính trị, xã hội Việt Nam. Các bức ký họa chiến tranh, ký họa cuộc sống trong vùng chiến sự và phong cảnh được sắp đặt xen kẽ với các tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại phản ánh những khoảng cách, sự trừu tượng và ký ức không gian của họ về chiến tranh cũng như tàn tích của cuộc chiến, đồng thời tái hiện lại cách mọi người tái tục cuộc sống mới và nỗ lực của họ để tiến lên phía trước.
Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau chiến tranh tập trung vào quá khứ, hiện tại và hình dung về tương lai của nghệ thuật Việt Nam, được xây dựng thành hai chương, tổ chức đồng thời tại hai trường EMASI Nam Long và EMASI Vạn Phúc trong năm 2021.
Chương đầu tiên của bộ sưu tập thể hiện cái nhìn sâu sắc về lịch sử, chính trị, xã hội Việt Nam trong và sau chiến tranh chống Mỹ qua những bức ký họa và tác phẩm nghệ thuật đương đại, phản ánh những trải nghiệm trực tiếp về ảnh hưởng của chiến tranh đến hai miền Nam Bắc. Bộ sưu tập trưng bày những bức ký họa chiến tranh của họa sĩ Chu Thảo, nguyên là một cựu phóng viên và sau này trở thành họa sĩ quân đội, người đã ghi lại hầu hết những trải nghiệm thời chiến của mình quanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào những năm 1970. Trong đó cũng bao gồm nhiều tác phẩm của họa sĩ Phạm Thanh Tâm, người đã có những trải nghiệm về chiến tranh, con người, cảnh tác chiến trên chiến trường và ở những vùng nông thôn. Các tác phẩm đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và nước ngoài là minh chứng về cảm nhận của họ với cuộc chiến chống Mỹ cũng như những tàn tích sau đó và ý thức hệ của nó. Sự sắp đặt các tác phẩm của các cựu chiến binh/nghệ sĩ với các tác phẩm của các nghệ sĩ trẻ là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử Việt Nam, đan xen quá khứ và hiện tại sẽ làm người xem có một cái nhìn bao quát hơn về lịch sử đất nước.
Chương 2 của buổi trưng bày chào mừng các em học sinh và công chúng đến tìm hiểu cách thế hệ trẻ và những nghệ sĩ trong thời đổi mới đã cảm nhận và ghi nhớ lại một vài dấu mốc trong lịch sử dân tộc. Các bức họa về chiến tranh mang nhiều dấu ấn lịch sử được sáng tác bởi các nghệ sĩ Trương Hiếu, Phạm Thanh Tâm và Đỗ Thị Ninh thể hiện cái nhìn nhân văn đối với quân đội nhân dân và hoạt động của họ trên chiến trường đan xen với những nét đẹp về phong cảnh nông thôn và thành thị Việt Nam. Những tác phẩm mang giá trị lịch sử như có cuộc đối thoại với các tác phẩm đương đại bằng cách tập trung vào phản ứng và tình cảm của các nghệ sĩ trẻ đối với cuộc chiến một cách rất trừu tượng. Những cuộc đối thoại này phản ánh những ký ức đã xa về chiến tranh, tàn dư, những đau thương đọng lại trong người dân. Là nhân chứng cho cuộc sống thời hậu chiến và chính sách mở cửa, các tác phẩm của những họa sĩ này đã chuyển những góc nhìn cận cảnh được thấy trong chương đầu tiên của bộ sưu tập sang những những góc nhìn rộng hơn thể hiện sự nhận thức, trí tưởng tượng và ý thức của họ trong một bối cảnh rộng lớn hơn.
Cả 2 chương nhằm thiết lập một cuộc đối thoại giữa các nghệ sĩ, những người yêu nghệ thuật và sinh viên với sự tham gia của 24 nghệ sĩ với hơn 100 bức kí họa chiến tranh và những tác phẩm nghệ thuật đương đại đến từ Bộ sưu tập của Nguyễn Art Foundation.
Trưng bày mở cửa đón tiếp công chúng từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
Chân thành cảm ơn sự tham gia của tập thể học sinh, giáo viên, các thành viên của MoT+++ và bộ sưu tập của Post Vidai.
Nghệ sĩ tham gia
Chương #1: Bàng Nhất Linh, Chu Thảo, Đỉnh Q. Lê, Laurent Weyl, Lê Quý Tông, Nguyễn Huy An, Nguyễn Quốc Chánh, Phạm Thanh Tâm, The Propeller Group, Trâm Carin Lương, Trương Công Tùng, Võ An Khánh và Vương Duy Khoái
Chương #2:
Bùi Duy Khánh, Cian Duggan, Doãn Hoàng Lâm, Đỗ Thị Ninh, Hà Ninh Phạm, Lê Quốc Thành, Lê Quý Tông, Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Văn Cường, Phạm Thanh Tâm, Thảo Nguyên Phan, Tuấn Mami, Trương Hiếu và Tuýp Trần
Về giám tuyển
Gridthiya Gaweewong là giám tuyển tại Bangkok, hiện là giám đốc nghệ thuật của Trung tâm Nghệ thuật Jim Thompson ở Thái Lan. Cô đồng sáng lập một tổ chức nghệ thuật độc lập, Dự án 304 vào năm 1996 sau khi nhận bằng MAAA (Thạc sĩ Nghệ thuật Quản trị và Chính sách) từ Trường của Viện Nghệ thuật Chicago. Cô Gaweewong đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm bao gồm Đang xây dựng (tại Tokyo, 2000-2002), Chính trị vui nhộn tại Haus der Kulturen der Welt, tại Berlin (2005), Liên hoan phim thử nghiệm Bangkok (1997–2007), Thành phố mở Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Thành phố Minh, Việt Nam (2006-2007) và Unreal Asia, Liên hoan phim ngắn quốc tế Oberhausen (2009 và giữa Utopia và Dystopia, MUAC, Mexico City (2011). Gần đây, cô đã giám tuyển The Serenity of Madness, một triển lãm cá nhân của Apichatpong Weerasethakul, được sản xuất bởi Independent Curator International (ICI), New York, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại MAIIAM, Chiangmai, và đã đến Bảo tàng Thiết kế và Nghệ thuật Đương đại, Manila, Parasite, Hồng Kông, Phòng trưng bày Sullivan, Trường của Viện Nghệ thuật Chicago (Chicago), Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố Oklahoma, Oklahoma và Núcleo de Arte da Oliva, S. João da Madeira, Bồ Đào Nha. (2016-2018). Gần đây, cô là nhóm giám tuyển của Gwangju Biennale thứ 12, Hàn Quốc, và giám tuyển triễn lãm Đối mặt với Biên giới Bóng ma.