<em>Chiếc máy hút bụi</em> <em>Không đề</em> <em>Thịt chó và TV</em> <em>Áo dài</em> <em>Bữa Tiệc</em> <em>Không đề</em> <em>Tượng đài đã được xây như thế</em> <em>Không đề</em> <em>Những bước tiến (thực ra chả có sự tiến hóa ở đây)</em> <em>Ám ảnh Trung Hoa</em> <em>Bà mẹ Việt Nam anh hùng</em> <em>Công trình kiên cố</em>

Nguyễn Văn Cường

Nguyễn Văn Cường (sn. 1973, Việt Nam) tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1996 và được biết đến như một trong những nghệ sĩ đương đại tiêu biểu của Việt Nam. Lớn lên và bắt đầu thực hành nghệ thuật trong giai đoạn chuyển biến quan trọng của Việt Nam, từ thời kỳ bao cấp tới giai đoạn Chủ nghĩa Xã hội mang định hướng thị trường, các tác phẩm của Cường phản ánh một cách vừa gay gắt vừa châm biếm đối với những thay đổi về chính trị và xã hội. Xuyên suốt các tác phẩm của anh là chủ đề về sự xuống cấp xã hội, thứ mà anh gọi là “ô nhiễm văn hoá.” Tranh của Cường tràn ngập các biểu tượng về một Việt Nam tư bản và Việt Nam của chủ nghĩa tiêu thụ, chẳng hạn như hình đầu Benjamin Franklin trên tờ 100 đô-la Mỹ, máy hát karaoke, máy tính, gái điếm… Cường từng nói, “Chúng ta cần làm nghệ thuật phản tư cho xã hội đang thay đổi này. Chúng ta nên khiến nghệ thuật trở nên cần thiết cho đời sống.” Các tác phẩm của Cường mạnh mẽ, dữ dội, đề cập một cách trực tiếp tới các vấn đề xã hội, do đó đối lập hoàn toàn với định nghĩa thường gặp về “mỹ thuật” ở Việt Nam. 

Phỏng vấn nghệ sỹ Nguyễn Văn Cường

Video này là một phần của chuỗi video phỏng vấn nghệ sỹ trong bộ sưu tập của Nguyễn Art Foundation