Phan Thảo Nguyên
-
Nhìn Xuống số 43
Hạt Câm thể hiện góc nhìn cá nhân của Phan Thảo Nguyên về nạn đói năm 1945, một thảm kịch ít khi được nhắc đến diễn ra vào thời kì Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp (1940–1945), đã lấy đi mạng sống của hơn hai triệu người dân tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Tác phẩm đan nối tư liệu truyền miệng (với nghiên cứu được thực hiện bởi sử gia Văn Tảo, người đã quyên góp các tư liệu được ghi âm cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội) với các yếu tố thần thoại vay mượn từ truyền thuyết và truyện dân gian địa phương. Từ góc nhìn của hai thanh niên, mạch truyện trong Hạt Câm thuật lại cái chết phi lý của Tám. Hồn không thể siêu thoát qua kiếp sau, cô trở thành một con ma đói khát, xuất hiện xuyên không–thời gian, cùng với anh trai của cô là Ba, người lang thang tìm kiếm cô trong lo lắng. Ba và Tám ám chỉ những tháng mùa nghèo nàn nhất lịch âm, là khoảng thời gian người nông dân mong manh duy trì sự sống.
Xuyên suốt lịch sử loài người, an ninh lương thực đã luôn là một vấn nạn bi–hài kịch không hồn kết, là chương cuối cướp đi nhân sinh và phá huỷ cả văn hoá lẫn thiên nhiên. Trong bối cảnh chính trị toàn cầu hiện nay khi nạn đói còn đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, Hạt Câm vẫn còn đây như một lời nhắc cấp bách.
(Được biên tập từ trích đoạn văn bản cung cấp bởi nghệ sĩ)