Trò chuyện cùng Pamela Nguyen Correy

Tháng 11, 2021

“Lịch sử nghệ thuật đương đại Việt Nam: Góc nhìn phía Nam”

Buổi trò chuyện trực tuyến ‘Lịch sử nghệ thuật đương đại Việt Nam: Góc nhìn phía Nam’ của Giáo sư Pamela Nguyen Corey ‘mở màn’ chuỗi chương trình giáo dục/cộng đồng xoay quanh trưng bày giới thiệu bộ sưu tập của Nguyễn Art Foundation, mang tựa ‘Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh’.

Sự kiện này cung cấp cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở hạ tầng, diễn ngôn và thực hành nghệ thuật được coi là “đương đại” tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối những năm 1990 và trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới. ‘Góc nhìn phía Nam’ ở đây không thể không kể tới nhóm các hoạ sĩ trừu tượng thường xuyên triển lãm dưới cái tên Nhóm 10 người, các chương trình của Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Không gian Xanh (Blue Space Contemporary Arts Center,) các sáng kiến và hợp tác giữa cộng đồng nghệ sĩ Việt Kiều và nghệ sĩ địa phương, và dự án triển lãm đầy tham vọng Sài Gòn Thành phố Mở (Saigon Open City). Những hoạt động này đã góp phần tạo nên nét đặc sắc của Thành phố Hồ Chí Minh, dưới danh nghĩa không chỉ là trung tâm nghệ thuật của Việt Nam (bên cạnh Hà Nội), mà còn là điểm giao thoa mang tính khu vực và toàn cầu trong bản đồ nghệ thuật đương đại thế giới.

Pamela Nguyen Corey nghiên cứu và giảng dạy lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại, tập trung vào Đông Nam Á trong bối cảnh xuyên quốc gia của khu vực Châu Á và toàn cầu. Cô đã nhận bằng Cử nhân (Studio Art) từ ĐH California, Irvine, và bằng Tiến sĩ (Lịch sử Nghệ thuật và Nghiên cứu Thị giác) từ ĐH Cornell. Trước khi tham gia giảng dạy tại ĐH Fulbright Việt Nam vào tháng 1/2021, cô là trợ lý giáo sư khoa Lịch sử Nghệ thuật & Khảo cổ học tại ĐH SOAS London.

Pamela đã xuất bản trên nhiều tạp chí học thuật, ca-ta-lô triển lãm và đa dạng các nền tảng phê bình nghệ thuật và văn hóa khác nhau. Cô là tác giả của Thành phố trong thời gian: Nghệ thuật đương đại và hình thái đô thị ở Việt Nam và Campuchia (NXB ĐH Washington, 2021), đồng thời là đồng biên tập của “Giọng nói như hình thức”, số đặc biệt của Tạp chí Nghệ thuật Oxford (2020). Cô hiện đang tham gia vào nhiều dự án biên tập và sáng tác về các chủ đề chủ nghĩa hiện đại toàn cầu, nghệ thuật đương đại ở Việt Nam và lịch sử nghệ thuật phi thực dân hóa.

Đọc thêm thông tin về trưng bày ‘Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh’ tại: https://nguyenartfoundation.com/Con-ngu-i-Vinh-quang-va-Cu-c-so-ng-sau-Chie-n-tranh